Thảm trải sàn luôn mang đến cho mọi căn phòng sự sang trọng, lịch lãm và hiện đại, nhưng bên cạnh việc sử dụng cho trang trí và làm đẹp cho không gian của mình, mọi gia chủ cần thường xuyên vệ sinh thảm trải sàn, không chỉ giữ cho thảm trải sàn luôn luôn sạch đẹp bền lâu, mà còn tránh được những tác nhân gây bệnh từ bụi bẩn, các tạp chất bám trên thảm do tiếp xúc nhiều và đặc tính hút bụi từ thảm trải sàn.
Những lí do khiến bạn cần vệ sinh thảm thường xuyên.
1.Thảm trải sàn hút bụi.
Thảm trải sàn cùng với các đồ gỗ là nơi trú ẩn lí tưởng của mạt bụi. Mạt bụi thường ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gầu tóc ở da đầu. Một số người khi hít phải bụi nhà có loài mạt bụi ăn da, phân của mạt, các mảnh vụn và cả vi nấm… sẽ bị phản ứng dị ứng, gây nên bệnh hen suyễn và viêm niêm mạc mũi dị ứng. Nhiều trường hợp các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà có trong không khí có thể xảy ra sau khi quét dọn vệ sinh giường ngủ, nền thảm trải sàn.
Mạt bụi nhà có thể đi từ nhẹ đến nặng. Nhẹ có thể gây chảy nước mắt nước mũi, hắt hơi, ngứa. Trong những trường hợp nặng bệnh có thể là mạn tính và gây thở khò khè dai dẳng, xung huyết mũi và nặng mặt. Người bị hen nếu ngủ trên giường bị nhiễm mạt bụi nhà sẽ rất dễ lên cơn hen vào ban đêm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì thảm trải sàn, sofa là một trong 5 môi người mà các loại khuẩn nấm, mạc bụi ký sinh nhiều nhất.
-Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng diễn ra lâu ngày, có thể làm các test tiêm, lấy da hoặc cào xước da để xác định xem có phải dị ứng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hay không. Nếu test da không thể tiến hành được, cũng có thể làm xét nghiệm máu để phát hiện dị ứng.
2. Tạp chất trên thảm trải sàn.
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì nên lưu ý đến những thứ này chúng có thể nằm trong các tấm thảm trải sàn có lớp sợi dày và dài. Các viên thuốc có thể khiến trẻ nghĩ đến những viên kẹo. Dao hay vật sắc nhọn có thể khiến trẻ tổn thương khi nghịch với chúng.
Ngoài ra, các hóa chất sử dụng thông thường như nước rửa chén, nước lau nhà, xà phòng, bột giặt cũng cần đặt trong điều kiện tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc. Và nên vệ sinh thảm sạch sẽ thường xuyên.
3. Nấm móc
Là loại vi trùng thường trú ở những nơi ẩm ướt không được vệ sinh thường xuyên. Chúng phát triển và nhân lên rất nhanh trong vòng 48 đến 64 giờ. Không lâu để bạn có thể thấy nó xuất hiện trên bất kì khu vực ẩm thấp nào với những đốm màu xám, nâu, trắng, vàng… nhìn rất phản cảm.
Các bào tử nấm mốc có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn như: ho, thở khò khè và khó thở. Phản ứng dị ứng thường gặp bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, chảy nước mắt, viêm xoang.
Không nên để thảm trải sàn quá lâu ngày mà không vệ sinh.
4. Các bệnh lây lan từ động vật.
Lông của các con vật nuôi trong nhà như chó mèo có thể rụng ra mà mắt thường ta không nhìn thấy được ẩn nấp trên các lớp tham trai san có thể lây lan một số bệnh sang người:
Hắc lào: Do nấm Tinea ciroinata. Chó, mèo bị bệnh hắc lào trên da, lây sang người do tiếp xúc.
Là vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Cũng tìm thấy vi khuẩnSalmonella này ở phân chó, mèo. Người tiếp xúc với lông của các động vật này, tay bẩn cầm thức ăn đưa vi khuẩn vào ruột, dễ bị lây bệnh thương hàn, ỉa chảy.
Tụ cầu vàng: Staphylococcus aureus) gây các bệnh mụn nhọt ngoài da, viêm phổi, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh rất nặng, rất dễ gây tử vong.